Danh mục
Bản tin tiếp theo
Điện thoại chụp ảnh 5 “chấm”
Bàn phím nhận được chữ viết tay
Laptop lõi tứ đầu tiên trên thế giới
Kinh nghiệm khi mua laptop

Danh cho quang cao tel : 0909733248
Thận trọng khi mua PC giá chênh lệch 2% trở lên


Ảnh: minh họa

Theo các chuyên gia bán máy tính tại Việt Nam, nếu cửa hàng nào chào bán thiết bị, linh kiện máy tính rẻ hơn từ 2% trở lên so với mặt bằng chung trên thị trường thì có thể đó là những sản phẩm cần xem xét lại.

Nếu không hiểu biết trong lựa chọn PC (máy tính cá nhân), người mua có thể nhờ nhân viên tư vấn tại cửa hàng song cũng không nên "đặt trọn niềm tin" vào đội ngũ này. Dưới đây là một số lời khuyên của giới chuyên môn cho những ai có nhu cầu mua máy tính.

Một số "bí mật" của sự chênh giá:

* Sản phẩm là hàng nhái, hàng giả.

* Hàng bán ra mới 100% nhưng model đó đã dừng sản xuất.

* Sản phẩm đã qua sửa chữa, bảo hành nhưng được "tân trang" kỹ lưỡng.

* Hàng nhập lậu, trốn thuế hoặc có nguồn gốc không rõ ràng.

* Thiết bị “xịn” nhưng nhập không qua phân phối chính thức (hàng xách tay), không được bảo hành.

* Sản phẩm chính hãng, nhưng một số linh phụ kiện bên trong đã bị tráo đổi. Ví dụ: Máy in mới 100%, sản phẩm chính hãng nhưng hộp mực đi kèm đã bị tráo hàng “nhái” với giá rẻ chỉ bằng 1/3…

* Việc bán rẻ là chiêu câu khách để sau đó, khách sẽ được hướng sang mua thiết bị khác với giá thông thường. Nếu vẫn muốn thiết bị giá rẻ đó, khách sẽ được tư vấn mua cùng với sản phẩm khác giá cao hơn. Đa số mặt hàng chọn bán giá rẻ sẽ là thiết bị bắt buộc phải lắp cùng với linh kiện khác. Ví dụ CPU không thể hoạt động thiếu mainboard, RAM, Case, HDD.

Để nhận biết giá cả đã hợp lý chưa, người tiêu dùng nên xem cách nhân viên bán hàng xử lý khi khách đề nghị giảm giá. Thông thường các công ty lớn uy tín sẽ niêm yết mức giá chuẩn, gần như không có cơ hội mặc cả, trừ khi mua số lượng rất lớn. Nên lưu ý những công ty sẵn sàng giảm giá so với niêm yết.

Yêu cầu công ty bán hàng xuất hóa đơn tài chính cho sản phẩm bán ra

Việc này giúp người mua xác định nguồn gốc hàng hóa. Cần lưu ý thông tin sản phẩm và số tiền khách bỏ ra mua phải khớp với số liệu thể hiện trên hóa đơn. Nếu không khớp nhau, người chịu thiệt thòi khi xảy ra tranh chấp sẽ là khách hàng.

Chọn cấu hình phù hợp

Tại cửa hàng, nhân viên tư vấn sẽ hỏi người mua về mục đích sử dụng chính, số tiền dự định bỏ ra... Trong nhiều trường hợp, khách hàng không dự tính kỹ nên đưa ra yêu cầu chưa sát với mục đích sử dụng khiến việc tư vấn thiếu chính xác. Vì thế, hãy giải thích cặn kẽ nhu cầu và hạn mức chi phí.

Cũng không nên tin tuyệt đối nhân viên tư vấn bởi không ít trường hợp để giải phóng hàng tồn kho, họ "lái" người mua đến sản phẩm công nghệ cũ, lỗi thời. Ví dụ, chi phí cho 1 bộ PC với: CPU Intel 2,66 GHz socket 775, RAM 512 MB DDR2 Kingston, ổ cứng 80 GB SATA Seagate (thiết bị mới) rẻ hơn khá nhiều so với cấu hình gồm: CPU Intel 2,53 GHz socket 478, RAM 512 MB DDR1 Kingston, ổ cứng 80 GB PATA Seagate (công nghệ cũ). Hiệu xuất sử dụng bộ máy thứ nhất cao hơn hẳn so sản phẩm thứ hai.

Khi băn khoăn giữa thiết bị định mua và hàng cùng loại nhưng công nghệ mới mà giá tương đương hoặc đắt hơn thì giải pháp là hãy chọn cái mới để thuận tiện cho nâng cấp sau này. Công nghệ sản xuất các thiết bị máy tính thay đổi khá nhanh (thường là từ 9 –> 12 tháng), nên nếu không lựa chọn cái mới thì chỉ khoảng 6 tháng sau nếu muốn nâng cấp cấu hình cũng khó thực hiện do thị trường không còn thiết bị tương đương.

Không nên chọn mua kiểu “lẩu thập cẩm”

Để tiết kiệm chi phí, nhiều người mua CPU tại công ty A vì giá rẻ hơn vài USD so với thị trường rồi sang công ty B mua ổ cứng, và main ở công ty C cũng vì lý do như trên. Có thể như vậy, một bộ PC rẻ hơn khoảng 15-20 USD. Nhưng sau đó, hàng loạt bất cập sẽ xảy ra:

* Thời gian bỏ ra để mua được 1 bộ PC theo cách "chạy vòng vòng" lâu hơn so với việc chọn mua tất cả thiết bị tại 1 công ty.

* Vì được mua tại các công ty khác nhau nên việc các thiết bị không tương thích khi lắp ráp dễ xảy ra, mà thông thường công ty A sẽ đổ lỗi tại thiết bị mà quí khách hàng mua của công ty B và ngược lại... Thời gian để đổi đi đổi lại linh kiện sẽ càng làm mất thêm thời gian.

* Nếu máy tính xảy ra trục trặc và cần bảo hành thì chủ nhân khó tìm được người chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm vì các công ty sẽ đùn đẩy cho nhau.

Lưu ý uy tín bảo hành của cửa hàng

Trong một số trường hợp, uy tín của doanh nghiệp có thể được đo bằng số lượng khách hàng của đơn vị đó. Nhận định của người trong giới là cách này dù độ chính xác không cao nhưng cũng là yếu tố cần tham khảo.

Theo NGUYỄN HẰNG - VNE

Các tin liên quan :
Top 10 điện thoại đình đám nhất châu Á 2007
“Dùng thử” ĐTDĐ trực tuyến trước khi mua
Tạm đình chỉ lưu hành cao ngựa Chu Việt
Điểm chết trên màn hình laptop
Xe rẻ nhất thế giới sẽ trình làng vào đầu 2008
Bí quyết chụp ảnh đẹp trong kỳ nghỉ
6 thực phẩm quý dễ bị bỏ qua
Tính mạng hay thẩm mỹ?
Trung Quốc trình làng thương hiệu xe hybrid đầu tiên
Nokia 6300 có thêm màu đen
 
 
First Previous Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định