Danh mục
Bản tin tiếp theo
Trung Quốc trình làng thương hiệu xe hybrid đầu tiên
Nokia 6300 có thêm màu đen
Nhận biết laptop loại hai, loại ba
ASUS U3S - Đàn piano thu nhỏ

Danh cho quang cao tel : 0909733248
Tính mạng hay thẩm mỹ?


 

 

 Hài hòa sắc màu

1. Sốt

Hẳn mọi người còn nhớ thời bao cấp, người ta phải chen chúc xô đẩy để xếp hàng mua gạo bằng sổ hay tem phiếu như thế nào.

Thế mà gần đây, hễ có những gì “nóng sốt” cấp thiết một chút, như ngôn ngữ Internet thường gọi là “hot” cũng bao gồm cả... sốt, ví như sốt đất, sốt nhà chung cư... và bây giờ, là sốt mũ bảo hiểm, người người lại được dịp chen nhau, xô đẩy, xếp hàng từ tờ mờ sáng rồi hỉ hả khi mua được thứ mình cần.

Một minh chứng hoàn hảo rằng, người ta cũng quan tâm nhiều đến an toàn tính mạng của mình chứ đâu đến nỗi hờ hững coi thường!

Tháng 9/2007, cửa hàng 12B Ngọc Khánh bán mũ Protec nghẹt cứng người. Cũng như vàng, sau cơn sốt chao đảo giữa mua và bán vàng, nhiều người đã trở thành dân buôn vàng “đột xuất”.

Nhưng, chỉ qua đợt cao điểm, mọi thứ lại bình lặng trở lại, dân ta vốn quen với kiểu “nước đến chân mới nhảy”, cứ phải đến sát ngày 15/12/2007, hoặc qua ngày này, xem động tĩnh thế nào, tình hình luật có thay đổi hay không, lúc đó mới tính đến chuyện mua mũ gì, ở đâu, giá bao nhiêu, chất lượng thế nào!

Từ chuyện cung cầu, lúc đầu nghe chừng không có đủ hàng mà bán. Đã có một đội ngũ hàng mũ bảo hiểm của các bác Tàu sản xuất để phục vụ những người có thu nhập thấp, hoặc tiết kiệm tiền, hoặc muốn mua để... đối phó. Vài chục nghìn một chiếc mũ, đội cho qua mắt công an, chứ thích thú gì mà đội, cách nghĩ đó chỉ là một phần nhỏ.

Trong thực tế, phần lớn, hỏi ai không thích đội chiếc mũ tử tế, vừa hiện đại, vừa chất lượng, vừa thời trang, giá cả lại từ 200.000 đến 500.000 đồng mới có thể coi là tạm chất lượng. Nhưng mà đắt như thế, tự nhiên cứ tăng đột biến từ 30 - 50% như thế, cũng đến chóng mặt đấy chứ!

2. Cơ hội và gian dối

Theo dự tính, hiện nay cần ít nhất khoảng 30 triệu mũ dành cho người tiêu dùng. Đây quả là cơ hội kiếm tiền cho các doanh nghiệp quay sang sản xuất mũ bảo hiểm - cố gắng mà chớp lấy, không bị mang tiếng là lỡ cơ hội kiếm tiền?!

Một giám đốc tuyên bố xin hoãn thời hạn của luật đội mũ bảo hiểm, với lý do nhà máy của ông ta chưa kịp trang bị hay có đủ điều kiện để sản xuất mũ cho bà con, nhưng ngược lại, hàng loạt nhà máy công ty sản xuất mũ khác lại tuyên bố hàng sẽ đủ cho thị trường, thậm chí, phong phú về chủng loại và chất lượng sẽ đảm bảo hơn!

Ôi, chẳng biết tin ai nữa. Nghị định 32 đã làm một số cơ sở quay sang sản xuất mũ bảo hiểm và vớ bẫm trước một thị trường hơn 80 triệu dân, mà tính sân siu ra, dân cư lại tập trung nhiều ở các thành phố lớn, nơi người ta ít sử dụng mũ bảo hiểm chỉ bởi lý do đường xá chật hẹp, các nút giao thông san sát nhau, chứ không phải ở xa lộ mà phóng xe tít tắp đụng nhau thì không có chuyện bị thương, mà cầm chắc cái... chết!

Tuy nhiên, cái sự làm ăn gian dối vẫn thường trực ở ta, cơ hội kiếm tiền ấy phải được chộp lấy, bất kể nó gây hậu quả thế nào. Có trường hợp ở miền Tây, một người được cử đi mua 300 chiếc mũ bảo hiểm cho bà con cùng hợp tác xã.

Mũ mới lấy về, các bà tranh nhau chọn đi đổi lại mấy chiếc có màu sắc đẹp hơn, giằng nhau lỡ tay thế nào, chiếc mũ rơi tòm xuống đất, khốn nỗi, nó chẳng lăn lông lốc rồi dừng lại, hiên ngang cứng cáp, hay chỉ sứt mẻ rạn nứt vài chỗ thì cũng đã là đáng báo động rồi, ai dè, nó lại vỡ tan tành như cái bình bằng sành rơi vỡ.

Hay trường hợp một hãng bảo hiểm, hứa hẹn với khách mua bảo hiểm, sẽ được tặng mũ xịn. Khỏi nói dân mình, cái gì có khuyến mãi, là nhào vô mua liền. Nhưng, cũng đau đớn thay... phận... mũ bảo hiểm. Ai bảo nó khác các loại mũ khác là không làm cảnh, che nắng che mưa đơn thuần, mà nó mang cái trọng trách là nâng niu cái đầu ta.

Thế mà mũ của hãng bảo hiểm khuyến mãi cho không ấy, nó lại thuộc hàng dỏm. Thật không thể tin. Ai tin nào? Bảo hiểm gần như bảo trợ con người lúc gặp điều không may, ấy mà... sao nỡ đành lòng làm vậy?!

Nhưng thôi, đành phải để cho báo chí và Tổng cục đo lường kiểm tra chất lượng sẽ nêu danh hãng mũ nào, cửa hàng nào bán đảm bảo, là xịn, và sẽ “chỉ mặt vạch tên” hãng mũ nào, cửa hàng nào bán hàng dỏm. Như thế mới chừa.

 

3. Nghề ăn theo

Luật đội mũ bảo hiểm ra đời, kéo theo bao nhiều ngành nghề phát triển. Việc gia công mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành chiến lược đối với một số ngành nhựa. Các cơ sở tư nhân phát hiện một vốn bốn lời bèn mở thêm dịch vụ sản xuất gia công, sửa chữa lại mũ bảo hiểm.

Chúng được làm gia công đúng nghĩa, một ông chủ xưởng nhựa tái chế ở làng rác thải T.K tự tin rằng: “Chất lượng dĩ nhiên là phải đảm bảo, còn thử chất lượng hả, chúng tôi lấy búa đập vào mũ”.

Thôi, khỏi bàn luận về cái kiểu gia công mũ đó và các cơ sở cứ an tâm mà gia công mũ, bởi việc kiểm tra chất lượng làm sao mà xuể cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị cần xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất mũ chất lượng kém.

   

 Karaoke cũng đội MBH

 Băn khoăn khi chọn mũ bảo hiểm


Một nghề nữa mới xuất hiện trong thời nay, đó là nghề cho thuê mũ bảo hiểm. Mà nghĩ đến cảnh cho thuê mới thật bi hài làm sao. Nếu trước mặt là một trạm kiểm soát, có cảnh sát giao thông, khi bạn không có mũ, không sao, đã có người chạy theo, đưa cho bạn mũ, chỉ thu tiền từ 5.000 đến 15.000đ một lượt người.

 Bạn cần biết tiền phạt người không đội mũ bảo hiểm đã tăng từ mức cũ 20.000 - 40.000đ lên tới 100.000 - 200.000đ, việc giữ xe 3 ngày đã bị xoá bỏ (bạn có thể trả qua tài khoản).

Thế nên chẳng thà người ta đối phó mất ít tiền thuê mũ, còn hơn là bị phạt nặng! Cứ an tâm, khi đi qua cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, lại có người nhảy ra đòi mũ lại. Và người ta cứ chạy đi chạy lại như con thoi như vậy, ngày cao điểm cũng kiếm được gần trăm nghìn.

Tuy nhiên chiêu này cũng đang bị cạnh tranh, cảnh sát giao thông lại phát hiện ra nghề ăn theo mũ bảo hiểm này, nên kiếm tiền bằng cách cho thuê mũ tạm thời cũng bắt đầu khó kiếm hơn trước.

Các dịch vụ dán decan, vẽ grafiti, trang điểm cho chiếc mũ của mình thành của độc, khác người cũng đang nở rộ. Dịch vụ khoan mũ, đục mũ để luồn dây xích kết nối giữa mũ bảo hiểm và xe máy cũng đang được khởi động.

Các cơ sở giữ xe máy nơi công cộng tha hồ hốt tiền giữ mũ của khách, (đừng tưởng

10 nhãn hiệu MBH sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng: Amoro, Protec, HSL, Hitech, Xanaha Suzuki, Honda, Azura, Sankyo, Amono, Moto.

MBH nhập khẩu đạt chất lượng: nhãn hiệu Index Helmet (Thái Lan), Michel visorex (Malaysia), SGV visorex (Malaysia), BG 03 Cap viso (Malaysia), Yamaha (Đài Loan), Apolo (Malaysia), Honda (Nhật), TA-15 (Đài Loan), Index (Thái Lan), STM (Thái Lan), HJC (Trung Quốc), Shell-Helmets (Trung Quốc), Shell-Helmets (Mỹ).

nhé, họ kiểu gì cũng có cách. Ngay như vé xe, in theo quy định là 1000đ/xe máy, nhưng có mấy nơi “tử tế” vậy đâu, xe còn thế, nói gì đến mũ).

 Việc tìm chỗ để mũ cho khách sao cho hợp lý, điều này quả là khó khăn đối với các điểm giữ xe trên khu vực phố cổ. Theo dự báo thì đến năm 2008, sẽ còn nhiều loại hình dịch vụ quanh chiếc mũ bảo hiểm nữa sẽ ra đời.

4. Tính mạng hay thẩm mỹ?

Cuộc tranh luận đội mũ bảo hiểm có là văn minh và bảo vệ được cái đầu của chúng ta không vẫn đang còn tiếp diễn, nhưng dù sao, luật của nhà nước vẫn cần phải được tôn trọng.

Trước kia, từng có những ý kiến như có nên hạn chế xe máy đi trên đường phố, nhất là nội thành. Nào thì xe ngoại tỉnh là vào thành phố không có được đâu, nào thì mỗi gia đình chỉ được mua một cái xe máy thôi, và mua xe, không có được giấy phép đăng ký đâu nhé.

Ôi, bao nhiêu thứ, chỉ để hạn chế cái thứ xe mà nước ngoài sản xuất hàng loạt chỉ để xuất sang ta, nhưng tại nước của họ thì cấm tiệt xe máy không được phép đi ở các thành phố lớn.

Lượng xe máy không thể nào hạn chế, ý thức người dân thì chưa cải thiện được. Có lẽ nên mở các lớp bắt buộc học luật giao thông cho toàn bộ các tầng lớp nhân dân chăng? Việc đội mũ bảo hiểm trong nội thành có chăng chỉ là một biện pháp nho nhỏ nhằm góp phần cải thiện cho tình hình tai nạn giao thông trầm trọng ở Việt Nam?

Một nhiếp ảnh gia nói rằng, ngày toàn dân đội mũ ra đường là một sự kiện... trọng đại. Anh ta sẽ vác máy ảnh ra đường, tìm một chỗ trên cao nhìn xuống thành phố. Lúc đó, anh ta sắp đặt bối cảnh đường phố toàn người đội mũ bảo hiểm tròn xoe, bên đường là các bà bán hàng dưa hấu cũng... tròn xoe.

   

 Mũ vợ mũ chồng

 Đề phòng khi bắt chuột


Quả thực, cứ nghĩ đến cảnh hài hước, đi trong phố cổ chật hẹp, một đoạn đã thấy một đèn đỏ, tự dưng toàn những người có cái đầu tròn lông lốc, chúng ta, những người đầu tròn lông lốc như những người máy đang nhìn nhau, cạnh đấy là những quả dưa vỏ xanh cũng... lông lốc.

Các ý tưởng kỳ quặc nhằm thích hợp với mũ bảo hiểm ra đời. Đặc biệt, tại một forum ý tưởng, có bạn còn dẫn ra phát minh về mũ bảo hiểm được làm bằng nhựa cao su tổng hợp.

Theo bạn, người ta sẽ bơm hơi vào trong, nó có thể giữ được rất lâu, nhưng cũng có thể cho phép nó xả hơi bất cứ lúc nào muốn. Mua một mũ bảo hiểm này, sẽ kèm theo một bơm tay nhỏ, để sẵn sàng trong cốp xe.

Theo bạn đó, việc thiết kế đẹp cho mũ là chuyện dễ dàng, mặt trong mũ là một lớp nhựa có gắn vải mút mềm, ở giữa là không khí và lớp nhựa cao su làm bong bóng, độ bảo hiểm phải thiết kế đúng tiêu chuẩn.

Ấy thế nhưng ý tưởng này không được mấy người hưởng ứng chính bởi cái ý tưởng này đề ra là để phục vụ cho những đối tượng nào... đội mũ chỉ là đối phó với... công an. Lại có ý kiến: “Nếu có thứ vật liệu như vậy, thì nó phải là siêu đàn hồi.

Cứ cho là tìm được vật liệu siêu đàn hồi, e rằng khi tai nạn cái mũ thì còn mà cái đầu thì... bẹp. (Siêu đàn hồi mà, nó sẽ biến dạng và đàn hồi lại, còn cái đầu thì... không!).

Có nơi phát minh việc sử dụng vỏ dừa khô để làm mũ bảo hiểm, dĩ nhiên là phải kiểm chứng xem chất lượng có an toàn không. Nhưng nghe chừng dự án này đang được chú ý rất nhiều.

Nhiều nhà khá giả, chẳng thèm quan tâm đến mũ bảo hiểm, hoặc tránh phải đội mũ, coi nó làm mất giá trị thẩm mỹ, lại cồng kềnh khó chịu, nhà sẵn ít tiền, thôi cứ làm cái xe hơi cho nó đỡ phải nặng đầu.

Đi đâu cả nhà đi xe hơi, đỡ quá! Đi diễn, đi du lịch, có xe riêng rồi. Thế là ngành công nghiệp và các hãng xe hơi phải cám ơn luật đội mũ bảo hiểm nhé! Bên cạnh đó, taxi chắc chắn sẽ đắt hàng và thông dụng hơn, xe buýt thì chắc vẫn vậy, xe ôm buộc phải có hai mũ cho chủ và khách.

Các anh hào hay lượn đua xe vòng quanh thành phố bỗng tự nhiên hào hứng đua xe hơn, cảm giác đội mũ đua xe, giống cảm giác của đua xe công thức I. (Thật là đáng sợ.)

Xin lưu ý mọi người lúc đội mũ nhớ chọn mũ tốt về chất lượng, đội mũ đúng quy cách. Nhiều trường hợp tai nạn giao thông, chiếc mũ lại phản tác dụng bởi những mảnh vỡ của kính mũ bảo hiểm găm vào đầu nạn nhân...

Chẳng có điều gì đáng nói nữa, nếu ý thức của dân ta được chấp hành triệt để, cơ sở đường xá được lưu thông thoáng rộng thì cái cảnh đi mua cà mua dưa cũng phải đội mũ bảo hiểm có lẽ sẽ không có.

Nói gì thì nói, việc đội mũ bảo hiểm trong nội thành không phải là không có tác dụng tốt. Nếu xét đến tính mạng hơn, hay thẩm mỹ hơn, bạn sẽ chọn gì? Chắc chắn, bạn đã tự có câu trả lời rồi!
 

 Tuệ Thư
Ảnh: Quang Bảo
(theo dep.com)

 

 

 

 

Các tin liên quan :
Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
 
 
Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định