Danh mục
Bản tin tiếp theo
Công cụ tiếp thị bản thân
Thời của máy giải trí đa phương tiện PMP
Ấn tượng máy tính xách tay giải trí HP Pavilion dv3000
iPhone có đánh thủng “pháo đài” BlackBerry?

Danh cho quang cao tel : 0909733248
Nón lá Gò Găng - Bình Định


200 Nét văn hóa độc đáo của phiên chợ nón Gò Găng - họp từ 0 giờ cho đến tảng sáng ở địa phận xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (Bình Định) - có lẽ là "độc nhất vô nhị". Hàng trăm năm nay, mặc bom đạn chiến tranh, mặc mưa gió, phiên chợ này vẫn sầm uất dưới ánh sáng leo lét của những ngọn đèn dầu...

Chợ đông trên một con hẻm nhỏ, rẽ vào từ Quốc lộ 1A, không một bóng điện, không sạp kê hàng. Màn đêm đặc quánh. Ở gần cuối hẻm, một người phụ nữ lạch cạch trên chiếc xe đạp có gắn cây đèn dầu le lói, vừa đi vừa hát thầm thì:

"Ai về Đập Đá quê cha

Gò Găng quê mẹ, Phú Gia quê chồng...".

Xưa nay vùng này chuyên làm nghề chằm nón, nổi tiếng nhất là nón Gò Găng, Đập Đá, Phú Gia. Chợ nón này có từ lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ và cũng ít người còn sống biết chính xác phiên chợ đầu tiên. Như một phong tục, chợ duy trì từ thế hệ này đến thế hệ khác...

3 giờ sáng, phiên chợ bắt đầu sầm uất. Hàng trăm người từ các vùng lân cận tất bật tụ về. Người bán, người mua gọi nhau rôm rả. Mọi người nhận ra nhau nhờ những ngọn đèn dầu leo lét, những ngọn nến lay lắt trong tiếng gió. Những người buôn bán lâu năm ở đây cho biết "Phiên chợ đã thành lệ, chẳng ai còn ngại cảnh tối tăm. Chợ toàn là những nữ nông dân nghèo khó trong vùng. Nón đem ra chợ bán được họ làm trong những lúc nông nhàn. Cũng chẳng có nhiều tiền để câu điện chiếu sáng, dù đường dây đã ở trên đầu. Mà có điện chiếu sáng thì còn gì là chợ nón Gò Găng!". Họ thu mua của bà con rồi chuyển đi các tỉnh lân cận, có lúc vào tới miền Tây. Mỗi phiên chợ, số nón thu mua được có khi lên tới năm sáu ngàn (cái).

4 giờ sáng, cảnh bán mua dần thưa thớt. Những lái buôn xếp nón đưa vào những cái bọc dài. Người bán nón thì "xê dịch" đến khoảng giữa con hẻm - nơi bán vật liệu làm nón gồm lá nón và những bó giang rừng được lấy từ vùng núi An Khê (Gia Lai). Cảnh "trăm người bán, vạn người mua" lại rôm rả. Những người vừa mới bán nón xong, nhanh chóng trở thành người mua. Có lẽ vì giá nón quá thấp nên vật liệu làm nón cũng thấp theo. Và số tiền bán nón không nhiều nên những người mua vật liệu cũng ít

5 giờ sáng, phiên chợ vãn. Thời đất nước trong cảnh chiến tranh loạn lạc, mỗi khi chợ đông, nghe tiếng bom đạn, bà con không ai bảo nhau, vội vã tắt hết đèn tìm chỗ trú ẩn. Tiếng bom đạn lắng xuống, chợ lại đông đúc như thường...Một bà lão ở đây đã nói về chuyện nón Ngựa Phú Gia: "Cư dân ở Phú Gia luôn tự hào về sản phẩm nón Ngựa "đặc sản" của mình (ngày xưa chỉ có tầng lớp quan lại đi ngựa sử dụng, nên gọi là nón Ngựa), nổi tiếng xưa nay mà không nơi nào làm được. Những năm 60 (thế kỷ 20), giặc Mỹ khi càn quét đến Phú Gia, thấy cả làng làm nón Ngựa, như lần đầu tiên "tiếp cận một truyền thống văn hóa mới", thay vì bắn, phá, đốt bọn chúng lại bắt toàn bộ những người biết làm nón ra đình làng biểu diễn từng công đoạn để xem và... học cách làm! Nhưng bọn chúng chẳng học được tí tẹo bí quyết nào. Bà con trong lúc "biểu diễn" đã sử dụng những thao tác khó, làm chúng bó tay...".

Mặt trời ló rạng. Hẻm nhỏ lại yên ắng. Những người đi mua, bán nón mắt đỏ hoe vì thức đêm tất bật về nhà. Bóng dáng họ khuất dần trên những ngã rẽ đường làng...

Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón ngựa...

Bình Định nổi tiếng với nghề chằm nón – nón lá, nón ngựa Gò Găng. Quê nón Gò Găng rất mến mộ khách phương xa và các bạn rất dễ bị người đẹp xứ nón chinh phục.

Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn

Cũng sao ghé lại Gò Găng quê mình

Vào đây em tặng nón chung tình

Hình chàng bóng thiếp in hình đôi ta

(Ca dao Bình Định)

Ngày xưa, Bình Định nổi tiếng với chiếc nón ngựa, một loại nón chủ yếu sản xuất để cung cấp cho giới quan lại triều đình, các bậc văn nhân thượng lưu, công tử con nhà giàu có. Thuở xưa, người đi ngựa phải có chiếc nón đội đầu thì mới oai phong lẫm liệt. Có lẽ vì thế mà người ta gọi là nón ngựa chăng ?

Có điều, chẳng ai dám trả lời dứt khoát là nón ngựa Gò Găng có từ bao giờ ? Nhiều người bảo rằng, nón ngựa ở đây là biến dạng từ nón thượng của người Chiêm Thành sau khi kinh thành Đồ Bàn sụp đổ và hoang phế từ năm 1471. Làng Gò Găng nằm sát bên cổ thành, đã bắt chước cách chằm nón của người Chiêm Thành, có thay đổi chút ít để trở thành chiếc nón của người Việt, bởi lẽ, về hình dáng có khác, nhưng chất liệu thì như nhau. Có người thì lại bảo, nón ngựa Gò Găng có từ thời Tây Sơn khởi nghĩa với sự tích Nguyễn Nhạc cưỡi bạch mã, đầu đội nón ngựa ở Thành Hoàng Đế.

Nón ngựa trông đẹp nhưng cầu kỳ, làm rất công phu và trải qua nhiều công đoạn tỷ mỉ. Người chằm nón phải vất vả lên tận nguồn An Tượng (huyện Tây Sơn) để chặt cây giang đem về chẻ ra từng miếng cật dày. Cật giang được nạo sạch vỏ, chẻ ra thành cây tăm thật nhỏ và đều. Sau đó đem đan thành ba lớp mê sườn, lớp trong cùng đan ngang, lớp giữa đan ngang mắt cáo và lớp ngoài cùng, đan theo chiều nón. Bên ngoài phủ lớp lá kè chằm bằng những mũi chỉ thơm tàu trắng muốt. Loại lá kè này phải vào tận rừng sâu ở La Hai (Phú Yên) chặt lấy mang về, để cho héo hoặc phơi trong mát cho khô, trước khi đem lợp nón.

Bên trong chiếc nón (loại nón kép) được thêu thùa các hình long, ly, quy, phượng bằng chỉ ngũ sắc trông trang nhã và đẹp mắt. Trên đỉnh nón, khoảng 15 chiếc vành nhỏ bằng nan tre chẻ nhỏ, chuốt láng, đan sít vào nhau thay cho phần lợp lá kè bên ngoài. Chóp nón có thể làm chóp bạc hay chóp đồi mồi, cũng chạm trổ các hình long, ly, quy, phượng. Quai nón thường là lụa màu xanh hay đỏ, bản rộng, ở cằm có đính thêm chân tua chỉ màu cho đẹp.

Thời gian để chằm xong một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời, vì vậy mà giá bán rất đắt, chỉ có người quyền quý cao sang mới mua nổi. Về sau, nón ngựa được cải tiến dần để phục vụ cho người lao động. Từ nón ngựa đơn sang nón lá, nón buôn, nón chũm… giá bình dân và được mọi người ưa chuộng.

Loại nón ngựa đơn thì không có chóp bạc, thay vào đó là túm chỉ ngũ sắc cho đẹp. Đám cưới nhà quê, các nhà giàu thường sắm cho chủ rể, cô dâu chiếc nón ngựa trong ngày cưới.

Ngày nay, chiếc nón Gò Găng dường như có sự pha trộn một cách hài hòa giữa hai loại nón ngựa và nón bài thơ xứ Huế. Tuy không cầu kỳ, tốn nhiều công sức và chất liệu, nhưng không vì thế mà chiếc nón lá Bình Định giảm đi phần duyên dáng nên thơ.

Nghề làm nón ở Bình Định là một nghề cổ truyền, đòi hỏi nhiều công sức, nhưng ít vốn, đủ nuôi sống gia đình sau ngày mùa lam lũ. Nón Gò Găng được chở đi bán khắp mọi miền đất nước, giá rẻ, bền và đẹp chẳng thua gì chiếc nón Huế.

Song song với sự phục hồi chiếc áo dài truyền thống, chiếc nón lá cũng góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Có hình ảnh nào duyên dáng và quyến rũ cho bằng hình ảnh người con gái Việt Nam e lệ, nghiêng nghiêng chiếc nón lá bên tà áo dài thướt tha./.

(Sưu tầm)

Các tin liên quan :
LG GT505: Đối thủ Star Wi-Fi có 3G
Microsoft ra mắt ứng dụng cài đặt Windows 7 từ USB
Đã có thể dùng Windows 7
AVG 9.0 miễn phí chính thức ra mắt
Wifi direct sẽ khai tử bluetooth?
9 điều cần biết về TV LED
3G sớm thành đại trà
Khung ảnh số kiêm máy in Sony giá rẻ
Mở hộp 'máy tính cầm tay' Nokia N900
Viettel thử nghiệm dịch vụ 3G tại TP.HCM
 
 
First Previous Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định