Danh mục
Bản tin tiếp theo
ASUS U3S - Đàn piano thu nhỏ
Hisense D816 - Điện thoại sử dụng cùng lúc 2 mạng
Thỏa chí sáng tạo với Photowall
Nokia 3110 Evolve điện thoại 'xanh'

Danh cho quang cao tel : 0909733248
Nhận biết laptop loại hai, loại ba


Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niên phong. Các lô hàng loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú. 

Laptop nhập khẩu 'nguyên đai, nguyên kiện'. Ảnh minh họa: Andrewcurrie.

Laptop nhập khẩu "nguyên đai, nguyên kiện".
Ảnh minh họa: Andrewcurrie.

Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.

Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như serial (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.

Ảnh: Hoàng Hà.

Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau. Ảnh: Hoàng Hà.

Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số serial (Part Number, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào.

Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số serial để nhận biết hàng loại hai, loại ba. Như Toshiba, họ thường thêm vào cuối dãy số Part Number (được ghi phía dưới máy tính) chữ B cho biết đó là hàng loại hai và chữ Z nếu là hàng loại ba.

Ví dụ, sản phẩm hoàn thiện 100% (loại một) có Part Number là PSAFOU_01P009; nếu là hàng loại hai sẽ có Part Number là PSAFOU_01P009B; hàng loại ba sẽ là PSAFOU_01P009Z. Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model. Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng Part Number theo quy ước thống nhất cho tất cả các model. Khác với Toshiba, dãy số và chữ của Part Number sẽ có chữ R phía trước dấy # nếu đó là hàng loại hai.

Ví dụ, sản phẩm loại một của HP có Part Number là RK573AA#ABA thì hàng loại hai của hãng này sẽ là RK573AAR#ABA.

Hãng Lenovo thì thêm ba chữ cái REF ở sau cùng để phân biệt đó là hàng loại hai. Ví dụ, sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF. Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai.

Riêng Dell không áp dụng cách ghi service tag như trên. Vì thế, người mua chỉ có thể kiểm chứng thông tin trên website của hãng, tại địa chỉ: http://support.dell.com/support/topics/global.aspx/support. Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ: www.shopping.hp.com; www.toshibadirect.com; www.ibm.com; www.sony.com; www.directron.com/r512887w1fref.html.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường. Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

Thậm chí, một số công ty nhập hàng về đã thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dùng (cạnh tranh bằng giá và khuyến mãi), hoặc luộc lại những sản phẩm chính hãng xuất xưởng loại một nhưng đã qua sử dụng.

(Theo e-Chip Mobile)

Các tin liên quan :
4 điều cần biết khi tạo dựng nhãn hiệu
Sony T2 có bộ nhớ trong 4 GB
Điện thoại Tivi đa phương tiện -- WellcoM W910
Màn hình OLED có thể uốn cong
Lịch lãm với sơmi nam
Mua, bán iPhone rôm rả Nam - Bắc
Thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm còn 60%
Hé lộ “tân binh” của Sony Ericsson năm 2008
Bộ ba smartphone mới của Samsung
CMS ra mắt laptop giá 13 triệu đồng
 
 
First Previous Next Last
 
Tư vấn tiêu dùng
 Kiểm tra "sức khỏe" pin máy tính xách tay
 HTC Sensation XL “âm thanh khủng” đầu tiên tại VN
 Máy ảnh không cần lấy nét đầu tiên ra mắt, giá 399 USD
 iPhone 4S bản quốc tế có mặt ở Sài Gòn
 6 laptop hấp dẫn được bán ở Việt Nam trong tháng 9
 3 phiên bản Galaxy S II 'tổng tấn công' iPhone 5 ở Mỹ
 Sony sản xuất màn hình OLED giá rẻ hơn 3 lần
 Camera du lịch chụp ảnh ngay cả khi đang quay video
 Mối đe dọa lớn của Intel đến từ ARM
 Netbook sạc bằng năng lượng mặt trời giá 8 triệu đồng
Diễn đàn
vietnamtradefair.com
vinalink.com
AdOriflame
Quảng cáo thương hiệu Thiết kế WEB












Doanh nghiệp Bình Định