Chúa Thác hoá ở Thác Bờ và được Vua phong Chế thắng hoà diệu đại vương làm chúa đất Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang.
Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung, trong tam thập lục động. Bà được thờ ở rất nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.
Trước đây, tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thời chúa Thác Bờ. Miếu và đền đều có thủ nhang riêng. Khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang miếu đưa miếu lên xã Thung Nai, huyện Cao Phong và trở thành Den Chua Thac Bo Thung Nai; thủ nhang đền đưa đền lên xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa. Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa được coi là đền chính vì đây là nơi thân xác Chúa trôi về, và là đền cổ. Trong đền vẫn còn lưu giữ được quả chuông đồng đúc từ năm Thành Thái thứ 6. Và hai pho tượng đồng của Chúa Thác Bờ.
Đền Vầy Nưa, thuộc sự quản lý của nhà nước bởi đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử. Còn đền Cao Phong hiện vẫn do tư nhân quản lý. Hai đền cách nhau khoảng 15 phút đi đò và cũng chỉ cách Động Thác Bờ khoảng 15 phút đi đò ( nơi này cũng thờ vọng Chúa vì tương truyền đây là nơi Chúa cất giữ lương thảo giúp Vua Lê Lợi nuôi quân) tạo nên một khu du lịch tâm linh Thác Bờ đầy thi vị.
Có một số tài liệu cho rằng đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ người Dao, đền cổ thờ Chúa Thác người Mường. Thực ra chỉ có một bà Chúa Thác Bờ. Cả hai bà người Mường và người Dao đều là hiện thân của Chúa Thác Bờ người Mường.
Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, chính vì thế mà hàng năm thu hút đông đảo khách thập phương đến ghé thăm. Đặc biệt là vào dịp lễ hội đền bờ được tổ chức từ ngày mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch – Đây là thời điểm khách thập phương nô nức về trẩy hội, tới để cầu mong may mắn cho cả năm.