'Tiếng chuông' đánh thức hiếu nghĩa trong mùa Vu lan
"Tiếng chuông" - phim tài liệu mang đến một khía cạnh mới về đạo hiếu nghĩa trong thời hiện đại, khiến người xem xúc động và suy ngẫm trong mùa Vu lan báo hiếu này.
Câu chuyện về chốn an yên "trăm năm về cội" đáng suy ngẫm
Tuấn Anh, 30 tuổi, một doanh nhân trẻ ở quận Bình Thạnh, một tối nọ làm việc khuya thấy mẹ đang tụng kinh. Vẫn như bao ngày, mẹ anh vẫn tụng những câu kinh cầu an cho cả gia đình trong tiếng mõ khắc khoải. Sau đó, anh đã chia sẻ tâm sự của mình lên trang cá nhân một dòng ngắn ngủi: "Một đời của mẹ, chưa bao giờ hết lo toan cho con cái mình".
Gia đình Tuấn Anh có bố mẹ, chị gái và Tuấn Anh. Cuộc sống đầy đủ, bố mẹ anh cũng có những nguồn thu nhập chủ động nên con cái cũng không phải bận lòng nhiều trong vấn đề hiếu nghĩa.
Gia đình Tuấn Anh đi xem khu mộ tại Đồng Nai (Ảnh: Công viên Vĩnh Hằng).
Có lần anh hỏi bố mẹ, nguyện vọng lớn lao nhất của bố mẹ là gì, bố mẹ anh mỉm cười nói: "Gia đình ta đã sống với nhau thì mai này có về cát bụi, cũng vẫn muốn được ở cạnh nhau".
Cuộc sống bận bịu cuốn anh theo công việc, nhưng lúc nào có những khoảng lặng, nhất là những đêm nghe tiếng kinh khuya, anh lại nghĩ về câu nói của mẹ.
Lẳng lặng một ngày, Tuấn Anh tìm đến một hoa viên nghĩa trang ở Long Thành (Đồng Nai), tìm một phần đất rất đẹp, là khuôn viên gia đình, để thực hiện tâm nguyện của bố mẹ.
Cuối tuần đó, anh chở bố mẹ xuống Đồng Nai thăm một ngôi chùa, và ngỏ ý đưa bố mẹ đến thăm một hoa viên nghĩa trang ở đây. Là những người theo đạo Phật, bố mẹ anh không nghĩ chuyện thăm nghĩa trang là chuyện gì cấm kỵ, ông bà vui lòng cùng con trai trong chuyến du ngoạn độc đáo ấy.
Chiều hoàng hôn tại công viên Vĩnh Hằng - Long Thành (Ảnh: Công viên Vĩnh Hằng).
Đến khu đất anh từng chọn, Tuấn Anh nói với bố mẹ: "Đây là món quà con dành cho sự sum họp lần nữa mai này cho gia đình mình khi chúng ta đã trăm năm về cội". Bố mẹ anh xúc động rưng rưng nước mắt.
Câu chuyện của Tuấn Anh được đưa vào một bộ phim tài liệu mang tên "Tiếng chuông", mang đến một khía cạnh mới về hiếu nghĩa trong thời hiện đại.
Bộ phim bắt đầu từ một tiếng chuông, một cánh cửa được mở ra ở nơi tưởng chừng như đó là những âm u nhất của cõi chết - nghĩa trang, nhưng thực sự cánh cửa đã mở ra muôn vàn câu chuyện nhân sinh đẹp của sự sống, nơi cõi nhân gian này bắt đầu từ bình minh đến hoàng hôn như hành trình một kiếp người.
Thiền viện trúc lâm Long Đức trong khuôn viên công viên Vĩnh Hằng - Long Thành (Ảnh: Công viên Vĩnh Hằng).
Xưa nay, nhiều người vẫn nghĩ nghĩa trang là một nơi gây sợ sệt, nơi của cái chết và nước mắt, nơi của sinh ly tử biệt. Nhưng không, đây là nơi để con người thực hiện tiếp tục cái hành trình hiếu nghĩa. Nơi để những hành trình thăm hỏi quan tâm vẫn tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nơi để những người ở lại nhận ra chân lý của cuộc sống được sâu hơn để sống tiếp ý nghĩa hơn.
Những giọt nước mắt, những cái nắm tay của người còn sống sẽ chặt hơn khi đến thăm những người thân xưa giờ thành thiên cổ. Những cánh hoa lấp lánh trong bình minh cùng âm thanh tiếng chổi của người lao công đánh thức một ngày tiếp diễn... Cuộc sống vẫn trôi một cách bình thường và việc của con người là sống sao cho đẹp nhất trong cái hành trình thiên lý của sinh lão bệnh tử khi từng ngày trôi qua.
Ít có một bộ phim nào khắc họa chữ hiếu độc đáo và trọn vẹn đến như vậy. Dù không có những cảnh báo đáp lớn lao; dù không có những cảnh tương tự điển tích như "nhị thập tứ hiếu", nhưng bằng ngôn ngữ của tài liệu với các câu chuyện xúc động, những hình ảnh đẹp đến nao lòng, bộ phim gợi mở nhiều hơn về một hành trình tiếp diễn của chữ hiếu và sự sống trong kiếp người trầm luân này.
Tượng Phật A Di Đà trong vườn Nhị thập tứ hiếu (Ảnh: Công viên Vĩnh Hằng).
Nhường nhau một lối đi, tặng nhau một nẻo về để sum họp vĩnh hằng khi nằm xuống, là một món quà ân nghĩa. Cha ông trước kia vất vả, lo lắng nên thường tự mua đất sinh phần trước, thậm chí đóng sẵn quan tài cho mình khi bước qua tuổi 60, thì nay, trong cuộc sống hiện đại với nhiều dịch vụ "vĩnh hằng", con cháu dễ dàng tặng cha ông mình một "đại gia đình" trong nẻo về trăm năm ấy.