Với những tổ chức đã áp dụng HACCP, có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000:2005 không? Nếu chuyển đổi thì có vướng mắc gì không và cần phải thực hiện những công việc gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi đó.
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành. HACCP là tiêu chuẩn phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn, thuộc hệ thống tiêu chuẩn CODEX do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hợp tác ban hành.
Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada tồn tại quy định bắt buộc áp dụng HACCP đối với các mặt hàng như: thịt, thủy sản, nước hoa quả… Nhưng hiện nay Việt Nam chưa có quy định bắt buộc áp dụng
tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Nói vậy không có nghĩa là việc chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000 là không cần thiết. Doanh nghiệp phải chuyển từ HACCP sang ISO 22000 trong các trường hợp:
• Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc
• Do thị trường, khách hàng yêu cầu
• Khi doanh nghiệp muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận chỉ cấp theo ISO 22000
Thực tế, cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng nào, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm vẫn đang trở nên phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý. Vì vậy, lựa chọn và
chứng nhận ISO 22000 sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát các khía cạnh và quá trình liên quan tới an toàn vệ sinh thức phẩm một cách toàn diện hơn.
Khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc sau:
• Tổ chức đào tạo nhận thức để các cán bộ có liên quan hiểu rõ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005
• Xác định các quá trình có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp cùng với yêu cầu của ISO 22000)
• Thiết lập bổ sung và/hoặc cải tiến các quá trình hiện tại theo yêu cầu của ISO 22000
• Xây dựng hệ thống văn bản ISO 22000 gồm: chính sách an toàn thực phẩm, các thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu, quy định… theo tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát an toàn thực phẩm
• Triển khai thực hiện theo các quy định của hệ thống và tiến hành kiểm tra, giám sát; Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống ISO 22000
• Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống ISO 22000
Trường hợp doanh nghiệp đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì quá trình chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy. Đối với những doanh nghiệp chưa có HACCP mà bắt tay vào xây dựng ISO 22000 ngay từ đầu sẽ gặp phải những khó khăn như khó khăn về đáp ứng yêu cầu của các chương trình tiên quyết (PRPs) và thực hiện các nguyên tắc của HACCP.
Chẳng hạn như: Nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc, … có thể chưa đáp ứng được các quy phạm về thực hành sản xuất tốt (GMP) và thực hành vệ sinh tốt (SSOP). Do vậy doanh nghiệp sẽ cần phải có sự thay đổi hoặc đầu tư đáng kể. Ngoài ra còn khó khăn trong việc xác định chính xác các điểm kiểm soát tới hạn (CCP); Khó khăn khi thiết lập một hệ thống giám sát và kiểm soát CCP; Khó kiểm soát mối nguy ngay từ quá trình nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế v.v… của các đơn vị cung ứng nguyên liệu.
Để giải quyết vướng mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm tới các dịch vụ
tư vấn HACCP và
tư vấn ISO 22000 để được các chuyên gia hỗ trợ.